Chi tiết tin
-
Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ 5 năm (2016 - 2020) [20-10-2017]
Thực hiện Công văn số 1103/VTLTNN-KHTC ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) về văn thư, lưu trữ.
Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và ban hành Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ 5 năm (2016 - 2020) tại Kế hoạch số 310/KH-CCVTLT ngày 06 tháng 11 năm 2016 với nội dung như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN (2011 - 2015)
1. Quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ
a) Xây dựng và tham mưu Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ.
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ trong phạm vi và thẩm quyền quản lý.
2. Công tác tổ chức, cán bộ
a) Tổ chức bộ máy
b) Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức văn thư, lưu trữ
c) Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
3. Quản lý tài liệu lưu trữ
a) Tình hình thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ lịch sử
b) Công tác chỉnh lý tài liệu
c) Công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
4. Nghiên cứu khoa học về văn thư, lưu trữ
Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thống kê, tổng hợp nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực văn thư, lưu trữ để phục vụ cho việc xây dựng các Đề án: Đề án về chế độ, chính sách về phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ; Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2014 - 2020); Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng của các cơ quan hành chính Nhà nước Thành phố giai đoạn 2013 - 2020; Đề án số hóa tài liệu Kho Lưu trữ của Chi cục Văn thư - Lưu trữ giai đoạn 2013 - 2015; Đề án tổ chức sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; Thí điểm mô hình lưu trữ nhân dân.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động văn thư, lưu trữ
Đa số các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác văn thư, lưu trữ như: phần mềm Quản lý hồ sơ công việc (trong đó có quản lý văn bản đi, đến) của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh); các phần mềm của Trung tâm Tin học Thống kê khu vực 2, Công ty Cổ phần phần mềm Sài Gòn mới, Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao, Công ty CMC... cung cấp.
6. Tình hình đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho nhu cầu hoạt động
a) Tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ
b) Tại các cơ quan, tổ chức
7. Nhận xét, đánh giá
a) Những mặt làm được
b) Những hạn chế, tồn tại
II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ 5 NĂM (2016 - 2020)
1. Mục tiêu tổng quát
a) Quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ của Thành phố theo đúng quy định của pháp luật; bảo vệ, bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố.
b) Xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành văn thư, lưu trữ chuyên nghiệp, có đạo đức, phẩm chất tốt, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển. Tạo nền tảng vững chắc định hướng sự phát triển của công tác văn thư, lưu trữ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Hoàn thiện tổ chức bộ máy văn thư, lưu trữ từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn để thực hiện chức năng quản lý thống nhất công tác văn thư, lưu trữ.
c) Xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn thư, lưu trữ chuẩn mực, được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho ngành trong thời kỳ mới.
d) Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu quản lý về văn thư, lưu trữ, bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng hiệu quả tài liệu lưu trữ.
đ) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong công tác văn thư, lưu trữ.
e) Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ.
3. Các nội dung cụ thể
a) Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ
b) Công tác tổ chức, cán bộ
c) Quản lý tài liệu lưu trữ
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ
a) Nghiên cứu xây dựng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan Chi cục và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
b) Xây dựng Trang thông tin điện tử của Chi cục.
c) Thực hiện hoàn thành kế hoạch công tác số hóa tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ chuyên dụng, tạo lập cơ sở dữ liệu nhằm quản lý, khai thác tài liệu nhanh chóng.
5. Nhu cầu kinh phí 5 năm (2016 - 2020)
a) Đối với hoạt động thường xuyên thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và thực hiện quản lý tài liệu Lưu trữ lịch sử, hàng năm nhu cầu kinh phí của Chi cục Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh theo dự toán.
b) Đối với các đề án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt.
6. Giải pháp thực hiện
a) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ làm tiền đề cho công tác văn thư, lưu trữ Thành phố phát triển.
b) Đổi mới công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ
Trên đây là tóm tắt những nội dung Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ 5 năm (2016 - 2020)./.
Phạm Huy Thấm
Lượt xem: 3832